Sửa Chữa Laptop
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more
Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more
Đây là một số kinh nghiệm trong việc nâng cấp ổ cứng laptop, thay thế ổ cứng truyền thống (HDD) bằng ổ thể rắn (SSD) với chi phí khoảng 2,5 triệu đồng...
Không chỉ cải thiện đáng kể hiệu năng tổng thể, SSD còn giúp laptop đáng tin cậy hơn do có khả năng chống sốc tốt hơn, thích hợp với người dùng thường xuyên di chuyển.
Khái niệm cơ bản SSD
Ổ cứng thể rắn (solid state drive hay SSD) có nhiều ưu thế hơn so với ổ cứng truyền thống (hard disk drive - HDD), giúp cải thiện đáng kể hiệu suất hệ thống do có ưu thế vượt trội về tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu, độ trễ thấp, khả năng chống sốc tốt hơn, êm và mát hơn khi hoạt động vì không có bộ phận chuyển động. Dữ liệu của bạn, do đó, sẽ an toàn hơn rất nhiều khi máy tính bị rơi hay va đập. Dù vậy, trở ngại lớn nhất của SSD hiện nay vẫn là tỷ lệ giá/dung lượng vẫn còn cao so với HDD. Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ nhớ flash NAND để lưu trữ dữ liệu nên dung lượng SSD có phần khiêm tốn hơn so với HDD truyền thống.
SSD có hiệu năng cao và còn giúp laptop đáng tin cậy hơn do có khả năng chống sốc tốt hơn HDD. |
Về công nghệ chip nhớ thì SSD chia làm 2 loại là sử dụng flash NAND SLC (single level cell) chứa 1 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ (cell) và flash NAND MLC (multi level cell) chứa 2 hoặc nhiều bit hơn trên mỗi cell. So với SLC thì MLC có độ bền thấp, tốc độ truy xuất chậm hơn, thường được sử dụng trong SSD dòng phổ thông, giá rẻ trong khi flash NAND SLC có độ bền cao hơn, tốc độ truy xuất nhanh hơn, sử dụng trong SSD cao cấp.
Kingston SSDNow V100 128GB (trái) và Western Digital Scorpio Black WD2500BJKT-75F4T0 250 GB (phải) dùng trong bài viết. |
Ngoài kích cỡ 2,5” dạng ổ cứng, một số nhà sản xuất (NSX) cũng đưa ra dòng SSD dùng giao tiếp PCI Express (PCIe SSD) và SSD dùng giao tiếp DIMM (SSD DIMM) với dung lượng có thể đạt mức 1 - 2 TB (terabyte). Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến dòng SSD dạng ổ cứng 2,5” khi nâng cấp.
Chọn SSD phù hợp
Chuẩn giao tiếp và kích thước ổ cứng là 2 yếu tố cần quan tâm khi nâng cấp. SSD hiện nay sử dụng giao tiếp SATA-2, tốc độ (lý thuyết) có thể đạt 3Gb/giây và SATA-3 (tốc độ 6Gb/giây). Nếu máy tính sử dụng giao tiếp cũ IDE hoặc SATA, bạn không nên nâng cấp SSD vì hiệu suất hệ thống cải thiện không đáng kể.
Kingston SSDNow V100 128GB, SATA 3Gbps. |
Kế tiếp, bạn cần chọn kích thước ổ đĩa phù hợp. Hầu hết laptop (máy tính xách tay) trang bị ổ cứng loại 2,5" trong khi với desktop (máy tính để bàn) thường dùng ổ cứng loại 3,5”. Để gắn SSD kích thước nhỏ hơn vào khoang 3,5” của desktop, bạn phải sử dụng phụ kiện chuyển đổi (2,5" to 3,5" SSD/SATA convert) dạng khay hoặc hộp thường đi kèm thùng máy, SSD hoặc mua bổ sung.
Khác với USB, chuẩn SATA vẫn giữ dùng chung cổng giao tiếp giữa SATA 1, SATA 2 và SATA 3. |
Kiểm tra tính tương thích
Laptop đời cũ, nhất là một số mẫu Macbook và Macbook Pro thường không dễ nâng cấp SDD. Dù Apple đã sử dụng SSD trong các dòng sản phẩm của mình từ khá lâu nhưng chỉ có những model Macbook Pro mới nhất hiện nay mới có khả năng tận dụng công nghệ TRIM nhằm duy trì hiệu năng SDD theo thời gian sử dụng.
Cũng cần lưu ý các phiên bản HĐH có hỗ trợ TRIM là Windows 7, Windows 2008 R2, Mac OS X Snow Leopard (10.6.6), Lion (10.7), các phiên bản OpenSolaris phát hành sau tháng 6.2010, FreeBSD 8.2. Nếu sử dụng Windows XP thì đây là thời điểm thích hợp để nâng cấp lên Windows 7 nhằm tối ưu hiệu suất SSD.
Bạn cũng cần kiểm tra và nâng cấp BIOS trong trường hợp cần thiết để hệ thống nhận dạng và hỗ trợ SSD tốt hơn. Lưu ý, là BIOS của một số laptop đời cũ có thể không tương thích tốt với SSD. Sử dụng công cụ tìm kiếm như Bing hoặc Google từ khóa "model máy tính của bạn” và “SSD” để tìm hiểu những thông tin liên quan; nhất là những trục trặc có thể xảy ra trong quá trình nâng cấp SSD.
Số Hóa sử dụng mẫu laptop Dell Vostro 1320 dùng HDD Western Digital Scorpio Black WD2500BJKT-75F4T0 250 GB (SATA 3Gb/giây, 16 MB Cache, 7200 vòng/phút). SSD nâng cấp là Kingston SSDNow V100 128GB. Những gì bạn cần là tuốc-nơ-vít đầu chữ thập (crossheaded screwdriver) phù hợp.
Lưu ý: nếu máy tính còn trong thời gian bảo hành, bạn cần tránh làm rách "tem bảo hành" khi tháo ráp, tránh những phiền phức về sau.
Xác định vị trí ổ cứng, tháo nắp bảo vệ. |
Quá trình thay thế HDD cũ bằng SSD đơn giản hay phức tạp tùy thuộc thiết kế laptop của bạn. Với một số dòng laptop cũ cách đây khoảng 3 - 4 năm; chẳng hạn như HP Probook 4515s, vị trí ổ cứng nằm ngay vùng đệm kê tay (phải) nên cần phải tháo rời khá nhiều linh kiện phần cứng khác trước khi tiếp cận. Ngược lại với dòng laptop mới hơn như Dell Vostro 1320 dùng trong bài viết, bạn chỉ việc tháo pin, tìm vị trí gắn ổ cứng (thường nằm sau một tấm panel ở mặt lưng máy) và thay thế HDD cũ bằng SSD.
Đẩy nhẹ ổ cứng sang trái trước khi nhấc ra. |
Sau khi nâng cấp SSD, tùy thuộc sự lựa chọn của bạn mà các bước tiếp theo sẽ khác nhau. Chẳng hạn bạn có thể cài mới hoàn toàn Windows 7 và những ứng dụng cần thiết cho công việc hoặc sử dụng tiện ích sao lưu hệ thống Norton Ghost, Acronis True Image để sao chép toàn bộ dữ liệu lưu trữ từ HDD sang SSD.
Đặt SSD vào khoang ổ cứng, thực hiện thao tác ngược lại và đóng nắp bảo vệ. |
Hiệu năng
Thử nghiệm với các phép thử gồm ATTO disk benchmark, PCMark05 và PCMark 7 nhằm đánh giá những tác động đến hiệu năng hệ thống sau khi nâng cấp SSD.
Kết quả bên dưới cho thấy tốc độ truy xuất dữ liệu của phân vùng hệ thống (phân vùng cài đặt HĐH) dùng SSD nhanh hơn nhiều so với HDD. Cụ thể tốc độ ghi đạt mức 234,19 MB/giây và tốc độ đọc đạt 256,88 MB/giây; cao hơn lần lượt là 3,54 và 3,89 lần so với tốc độ ghi/đọc của HDD WD2500BJKT-75F4T0.
Tương tự với phép thử PCMark05 và PCMark 7, tốc độ khởi chạy hệ điều hành và các ứng dụng cũng được cải thiện đáng kể. Chẳng hạn phép thử giả lập quá trình khởi động HĐH XP, SSDNow V100 đạt 57,65 MB/giây trong khi WD2500BJKT-75F4T0 chỉ đạt 8,08 MB/giây. Tốc độ khởi chạy ứng dụng của SSDNow V100 đạt 45,09 MB/giây và đạt đến 178,81 MB/giây khi quét kiểm tra virus.
Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới:
Tận dụng HDD cũ
Lưu ý là SSD có dung lượng khá thấp so với HDD và tuổi thọ của mỗi ô nhớ được tính bằng số lần ghi giới hạn. Để kéo dài thời gian sử dụng của SSD, ngoài việc hạn chế những thao tác ghi chép dữ liệu không cần thiết, bạn cũng cần nên lưu ý là có vài thiết lập của hệ điều hành và các tác vụ thông thường được thiết kế cho ổ đĩa cứng HDD không nên dùng với ổ SSD.
Với những dữ liệu mang tính lưu trữ, bạn nên sao lưu vào các thiết bị lưu trữ khác như ổ cứng gắn ngoài, CD/DVD… Do đó, việc tận dụng HHD cũ làm thiết bị lưu trữ gắn ngoài sẽ giúp sử dụng SSD hiệu quả hơn.
Bài và ảnh: Đông Quân
Adapter
Keyboard
Battery
LCD
Mainboard
Ram
Quạt
Bộ Giải Nhiệt
Cable
Bản Lề