Các nhà khoa học tại Đại học Southampton, Anh vừa chế tạo thành công một dạng thức dữ liệu mới, cho phép đưa thông tin vào các cấu trúc nano trên kính. Một đĩa kính tiêu chuẩn mới có thể chứa được 360 TB dữ liệu trong thời gian 13,8 năm ở nhiệt độ lên đến 190°C.
“Chúng tôi có thể mã hóa bất kỳ thứ gì”, Aabid Patel, một thành viên nhóm nghiên cứu nói với The Verge. “Không hề có giới hạn, hãy cho chúng tôi tập tin và chúng tôi có thể in chúng lên đĩa”.
Để minh họa, đội nghiên cứu đã in vào đĩa một bản Kinh thánh của Vua James, công trình Opticks của Newton và Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Theo đó, chiếc đĩa với kích thức 1 inch (khoảng 2,54cm) sẽ chứa toàn bộ dữ liệu này.
Để hiểu rõ hơn về khả năng của đĩa 5D, cần so sánh nó với đĩa CD thông thường. Các dữ liệu trên CD được đọc bằng cách chiếu laser lên các đường tí hon chứa các điểm lồi. Khi laser chiếu vào đĩa, điểm lồi được đọc là 1 và điểm bình thường được đọc là 0. Do đó, đĩa CD chỉ có 2 “chiều” lưu trữ dữ liệu, nhưng đã đủ để lưu các loại dữ liệu từ chữ viết, hình ảnh, âm thanh… Tuy vậy, các đường chứa điểm lồi này được đặt ở mặt đĩa, nên chúng dễ bị hỏng, dẫn đến “xước đĩa”, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm cũng dễ gây hư hỏng.
Mặt khác, đĩa 5D chứa dữ liệu thông qua các cấu trúc vật lý có tên là “nanogratings”. Cấu trúc này sắp xếp theo 5 “chiều”, bao gồm hướng của cấu trúc, độ mạnh của ánh sáng laser, và “tọa độ” của điểm cần đọc trong không gian. Với các chiều bổ sung, đĩa 5D chứa được lượng thông tin đậm đặt hơn so với đĩa quang thường, gấp 3.000 lần đĩa Blue-ray.
Minh họa cách thức lưu trữ của đĩa. Ảnh: The Verge. |
Các đĩa này có độ bền cao nhờ bởi kính là chất liệu bền vững so với nhựa, đồng thời chúng cũng khá trơ với các chất hóa học. Do vậy, đĩa này có thể bền lên đến nhiệt độ 1.000°C, theo các nhà nghiên cứu.
Cách lưu trữ này có nhiều tiềm năng cho các bảo tàng và viên trưng bày, và các nhà khoa học tin rằng chúng sẽ đi vào đời sống trong tương lai gần. Dù vậy, đĩa này yêu cầu loại laser đặc biệt để đọc. “Khái niệm và khả năng phát triển đã sẵn sàng”, Patel cho biết, “chỉ còn là vấn đề công nghệ để mang chúng vào thương mại”.
Tuy vậy, nhiều nhà quan sát cho thấy hành trình vẫn còn dài, đã có nhiều công nghệ đối thủ được phát triển và đưa vào lý thuyết. Hitachi cũng đang nghiên cứu một công nghệ lưu trữ dựa trên kính và tạo ra một “ổ đĩa chất lỏng” vào năm 2014.
“Không ai biết một nghìn năm nữa mọi chuyện sẽ ra sao”, Patel nói. “Nhưng chúng tôi có thể chắc chắn đã đủ khả năng để lưu trữ các nền văn hóa, ngôn ngữ và những giá trị cốt lõi của loài người vào một mảnh kính giản đơn và mang chúng đến với các nền văn minh tương lai - hoặc bất kỳ nền văn minh nào khác”.