Sửa Chữa Laptop
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more
Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more
Một số quan điểm trong lĩnh vực máy tính,laptop không phải lúc nào cũng đúng, và cũng còn tùy vào từng trường hợp, nhất là trong thời đại công nghệ máy tính, laptop phát triển nhanh như hiện nay...
Rõ ràng là các phiên bản hệ điều hành mới sẽ cần nhiều RAM hơn cho bộ nhớ đệm (cache) và việc trang bị thêm nhiều RAM cho máy tính,laptop sẽ có ích để giúp cho hệ thống chạy mượt mà hơn. Tuy nhiên, điều đó có lẽ chỉ thực sự cần thiết đối với máy tính,laptop trang bị ít RAM hơn yêu cầu của hệ điều hành. Còn nếu máy tính của bạn đang có 8GB bộ nhớ RAM thì chắc chắn không cần phải thêm RAM cho không gian bộ nhớ cache.
Trước khi quyết định nâng cấp bộ nhớ RAM cho máy tính, hãy chắc chắn kiểm tra xem máy đang thực sự sử dụng bao nhiêu RAM. Việc nâng từ 8GB lên 16GB sẽ chỉ có ích nếu bạn đang chạy các ứng dụng máy ảo nặng nề, game PC hay những ứng dụng khác đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn so với mức cung cấp. RAM nhiều không phải lúc nào cũng tốt hơn và bạn nên quan tâm đến các linh kiện phần cứng khác khi mua máy tính, laptop chứ không chỉ tập trung vào dung lượng RAM.
Khi nói đến CPU, trong cả lĩnh vực máy tính,laptop lẫn thiết bị di động như smartphone, thì số lượng nhân không phải là điều quan trọng duy nhất. Hầu hết máy tính phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người dùng gia đình cũng như văn phòng hiện nay đều trang bị CPU hai nhân, trong khi máy tính dành cho người dùng cao cấp hơn thì dùng CPU 4 nhân hoặc 8 nhân. Về mặt kỹ thuật, mỗi nhân của bộ xử lý là một đơn vị thực thi riêng biệt và nhiều nhân hơn sẽ giúp cho máy tính có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc.
Tuy nhiên, không nên quá coi trọng về số lượng nhân của bộ xử lý. Nếu bạn có một ứng dụng đơn luồng (single-threaded), nó chỉ có thể chạy trên một nhân tại một thời điểm. Do đó, máy tính trang bị CPU 4 nhân tốc độ nhanh hơn sẽ chạy ứng dụng này nhanh hơn so với CPU8 nhân có tốc độ chậm hơn. Hiện nay, vẫn còn khá nhiều ứng dụng đơn luồng và không thể tận dụng lợi thế của tất cả những lõi bổ sung để tăng tốc độ thực thi của chúng. Tóm lại, số lượng nhân không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu suất của CPU, mà tốc độ cũng rất quan trọng.
Khi lên kế hoạch chuẩn bị mua laptop hay máy tính để bàn, hầu hết người dùng đều muốn chọn hệ thống có cấu hình CPU nhanh nhất và trang bị card đồ họa rời mạnh mẽ nhất trong khả năng tài chính có thể của mình. Tuy nhiên, điều đó chưa chắc cần thiết và không hẳn là một ý tưởng hay.
Về mặt kỹ thuật, hệ thống sử dụng CPU càng nhanh và card đồ họa rời càng cao cấp thì càng tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Đối với laptop, điều này sẽ khiến pin của máy nhanh cạn hơn, trong khi đối với máy tính để bàn thì phải cần đến bộ nguồn công suất cao và dẫn đến tốn nhiều điện hơn. Trừ phi công việc của bạn yêu cầu một hệ thống mạnh mẽ trang bị CPU Intel Core i7 cùng với card đồ họa rời cao cấp của Nvidia hay AMD, tốt nhất là bạn hãy nên cân nhắc mua một máy tính nhỏ gọn và sử dụng điện năng hiệu quả.
Hầu hết CPU hiện nay đều là nền tảng xử lý 64-bit và các phiên bản hệ điều hành mới cũng hỗ trợ bộ xử lý 64-bit. Tuy nhiên, rất nhiều phần mềm Windows hiện nay vẫn chỉ là 32-bit. Nếu chuyển từ một ứng dụng 32-bit sang phiên bản 64-bit, hiệu năng xử lý sẽ không được cải thiện một cách rõ rệt như hầu hết người dùng đều kỳ vọng.
Hãy nhớ là phần mềm 64-bit không phải luôn luôn nhanh hơn phần mềm 32-bit. Dù phiên bản 64-bit cung cấp một số lợi ích chẳng hạn như cho phép các ứng dụng sử dụng nhiều RAM để cải thiện độ bảo mật, nhưng điều đó không có nghĩa là phần mềm 64-bit nhất thiết phải nhanh hơn. Các ứng dụng tính toán chuyên sâu có thể tận dụng những cải thiện này đáng kể hơn, nhưng điều này sẽ không đúng đối với tất cả các chương trình máy tính.
Từ trước đến giờ, ai cũng biết máy Mac của Apple đắt hơn rất nhiều so với máy tính Windows hay Chromebook. Nhưng một khi bạn bắt đầu so sánh máy Mac với máy tính Windows cao cấp chẳng hạn như ultrabook hay laptop lai tablet, bạn sẽ nhận thấy mức giá hoàn toàn hợp lý nếu có cùng thông số kỹ thuật. Trường hợp này cũng tương tự nếu so sánh máy Mac Mini của Apple với máy tính Windows nhỏ và nhẹ.
Nhìn chung, máy Mac thường có giá cao hơn máy tính Windows trong một vài trường hợp, nhưng mức chênh lệch không quá nhiều. Hầu hết các mẫu máy Mac hiện nay đều có giá hợp lý và phù hợp với người dùng phổ thông hơn, chứ không chỉ dành cho người dùng trong các lĩnh vực chuyên biệt như trước đây.
Tự ráp máy tính riêng không phải lúc nào cũng giúp bạn tiết kiệm tiền. Quan niệm này chắc chắn đúng trong những năm trước đây hoặc trong trường hợp bạn muốn ráp một bộ máy tính cao cấp để chơi game hay biên tập video. Còn bây giờ, nếu bạn cần một bộ máy tính để bàn để làm việc văn phòng thì thực sự có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua một máy tính được lắp sẵn. Tuy nhiên, hãy tham khảo giá cả một cách kỹ càng.
Trong thời đại ngày nay, có thể nói việc tự lắp ráp máy tính là một ý tưởng tồi. Giải pháp này tiện lợi vì cho phép bạn tự chọn tất cả các thành phần linh kiện theo ý muốn. Nhưng nếu tính về giá thành thì việc tự chọn mua tất cả các thành phần riêng lẻ để tự ráp máy nhiều khi tốn kém hơn so với việc chọn mua một bộ máy tính lắp ráp sẵn. Tuy nhiên, đối với dân yêu công nghệ máy tính, laptop thì việc tự lắp máy tính cho riêng mình chẳng những được bộ máy theo ý muốn mà còn thỏa mãn niềm đam mê chứ không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc.
Một số người dùng cho rằng có thể bảo mật mạng Wi-Fi của họ bằng cách lọc địa chỉ MAC (Media Access Control). Về cơ bản, mỗi card mạng trên máy tính, smartphone hoặc bất kỳ thiết bị kết nối mạng nào khác đều có một địa chỉ MAC duy nhất. Địa chỉ này được hãng sản xuất thiết lập trước khi xuất xưởng thiết bị đến tay nhà phân phối hay người tiêu dùng.
Phương pháp này sẽ chỉ cho phép những thiết bị có địa chỉ MAC trong danh sách định trước truy cập vào mạng Wi-Fi của bạn. Cho đến nay, giải pháp lọc địa chỉ MAC nhìn chung hoạt động tốt nhưng nó không hoàn toàn đơn giản để thiết lập và cũng có thể bị kẻ xấu qua mặt bằng cách thay đổi địa chỉ MAC của thiết bị hay giả mạo địa chỉ khác. Để tăng cường bảo mật, hãy sử dụng phương pháp mã hóa mạng Wi-Fi bằng chuẩn WPA2-PSK an toàn và đặt mật khẩu mạnh để bảo vệ.
Adapter
Keyboard
Battery
LCD
Mainboard
Ram
Quạt
Bộ Giải Nhiệt
Cable
Bản Lề