Sửa Chữa Laptop
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more
Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more
AMD ra mắt Radeon HD 7790 để “lấp chỗ trống” giữa HD 7770 và 7850 đồng thời cũng nhằm cạnh tranh trực tiếp với GeForce GTX 650 Ti. Xét tỷ lệ hiệu năng trên giá thì Radeon HD 7790 sẽ là một trong những lựa chọn hấp dẫn, phù hợp với đa số người dùng.
Thiết kế
Asus HD7790, Gigabyte GV-R779OC, HIS H779FT1GD và MSI R7790 cùng có thiết kế dựa trên chip xử lý đồ họa (GPU) AMD Radeon HD 7790 (tên mã Bonair XT), ứng dụng kiến trúc đồ họa Graphics Core Next (GCN Architecture) phiên bản 1.1 cùng công nghệ sản xuất 28 nm.
So với kiến trúc đồ họa cũ VLIW4 của Radeon HD 6700 (tên mã Juniper), kiến trúc GCN mới giúp cải thiện khả năng xử lý đa luồng của GPU, có thể tận dụng tốt hơn năng lực xử lý đồ họa với nhiều ống lệnh cùng lúc mà không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng tổng thể. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ sản xuất 28nm còn cho phép thu nhỏ khoảng cách giữa các kết nối transistor, nhờ đó các GPU mới có tốc độ xử lý nhanh hơn, tiêu thụ điện năng thấp và mát hơn khi hoạt động.
Radeon HD 7790 có 14 đơn vị xử lý (compute unit) với tổng cộng 896 đơn vị xử lý dòng (stream processing unit), 56 đơn vị phủ vân bề mặt hình ảnh (texture unit) và 16 đơn vị ROP màu (color ROP unit). AMD cho biết xung nhịp tiêu chuẩn HD 7790 là 1.000 MHz, bộ nhớ GDDR5 dung lượng 1 GB xung nhịp (mem clock) 1.500 MHz và độ rộng băng thông bộ nhớ 128 bit.
Về kiểu dáng, 4 card đồ họa của Asus, Gigabyte, HIS và MSI đều mang những nét đặc trưng của hãng, kích cỡ chỉ bằng 2/3 so với những card đồ họa cao cấp và chiếm 2 khe gắn card mở rộng trên bo mạch chủ khi lắp ráp. Vì vậy những mẫu card đồ họa này không chỉ thích hợp với thùng máy chuẩn mini-tower (thùng đứng, cỡ nhỏ) mà còn phù hợp với cả thùng máy chuẩn desktop.
Điểm cần lưu ý là cả Asus HD7790, Gigabyte GV-R779OC, MSI R7790 và HIS H779FT1GD đều được nhà sản xuất ép xung sẵn nên sẽ cần 1 đường cấp nguồn +12V PCIe 6 chân công suất đạt mức 150W và bộ nguồn 450W nhằm đảm bảo công suất cho toàn hệ thống.
Công nghệ, tính năng hỗ trợ
Như đề cập trên, thiết kế của 4 card đồ họa của Asus, Gigabyte, HIS và MSI cùng sử dụng GPU AMD Radeon HD 7790 và kiến trúc đồ họa Graphics Core Next như 2 mẫu cao cấp là Radeon HD 7950 và 7970 nên vẫn hỗ trợ đầy đủ thư viện đồ họa DirectX 11.1 và OpenGL 4.2 cũng như tối ưu khả năng xử lý đa luồng, chế độ khử răng cưa 24 mẫu và lọc vân bề mặt 16 mẫu, Enhanced Quality Anti-Aliasing (EQAA) và Morphological Anti-Aliasing (MLAA) nâng cao chất lượng khử răng cưa hình ảnh trong lúc dựng và sau khi dựng nhằm đạt hình ảnh “nét” nhất.
Ngoài những công nghệ đặc trưng mà AMD trang bị cho dòng Radeon HD 7900 series như công nghệ AMD HD3D đáp ứng nhu cầu trình chiếu phim ảnh 3D, công nghệ AMD Eyefinity cho phép xuất tín hiệu hình ảnh đến 6 màn hình cùng lúc qua cổng DVI, HDMI 1.4a và DisplayPort để hiển thị những hình ảnh có độ phân giải lên đến 4096x2160 pixel (4K Support) khi chơi game, trình chiếu phim ảnh hoặc làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc. Công nghệ quản lý điện năng thông minh AMD PowerPlay và ZeroCore Power nhằm tiết giảm điện năng tiêu thụ ở trạng thái không tải.
Bên cạnh đó, dòng Radeon HD 7900 còn được bổ sung công nghệ mới AMD PowerTune, chủ động điều chỉnh giá trị TDP (mức điện năng tiêu thụ) nhằm đẩy xung nhịp GPU lên mức cao hơn, mang lại hiệu năng cao nhất trong những ứng dụng đồ họa chuyên ngành hoặc các game được mệnh danh “sát thủ phần cứng”.
Asus HD7790-DC2OC-1GD5
Asus HD7790-DC2OC-1GD5 (Asus HD7790) thuộc dòng card đồ họa được nhà sản xuất ép xung sẵn nên GPU hoạt động ở xung nhịp 1075 MHz đồng thời xung nhịp bộ nhớ 1.600 MHz; cao hơn lần lượt là 7,5 % và 6,67% so với mức tiêu chuẩn AMD công bố. Card có kích thước 21,6x13,9x3,8 cm, nặng 450 g và áp dụng công nghệ tản nhiệt DirectCU II với 2 quạt làm mát 80 mm cùng bộ đôi ống dẫn nhiệt (heatpipe) 8mm giúp giảm nhiệt độ GPU đến khoảng 20 độ C so với bộ tản nhiệt thông thường.
Gigabyte GV-R779OC-1GD
Gigabyte GV-R779OC-1GD (Gigabyte R779OC) có kích thước 20,3x13,6x4,2 cm, nặng 470 g. Công nghệ tản nhiệt Triangle Cool kết hợp cùng quạt làm mát loại lớn 100 mm đảm bảo khả năng tản nhiệt hiệu quả, hoạt động êm. Tương tự Asus HD 7790 thì mẫu card này cũng được Gigabyte ép xung sẵn khi xuất xưởng, cụ thể GPU hoạt động ở xung nhịp 1075 MHz và xung nhịp bộ nhớ cũng được đẩy lên mức 1.600 MHz.
HIS H779FT1GD
Sử dụng cùng cỡ bo mạch (PCB) như Asus HD7790 và MSI R7790 nhưng HIS H779FT1GD trông “dài đòn” hơn do thiết kế tấm nhựa bảo vệ quạt làm mát và khối tản nhiệt bên dưới. Công nghệ tản nhiệt iCooler Turbo đem lại hiệu quả khá tốt đồng thời không gây ồn ào khi hoạt động. Điểm khác biệt nữa là HIS H779FT1GD chỉ được ép xung GPU (1.075 MHz) trong khi vẫn giữ nguyên xung nhịp RAM.
MSI R7790-1GD5-OC
MSI R7790-1GD5-OC (MSI R7790) có kích thước 18,5x12,5x3,8 cm, nặng 410 g cùng công nghệ tản nhiệt Propeller Blade đặc trưng của hãng và quạt làm mát loại lớn 100 mm đảm bảo khả năng tản nhiệt hiệu quả, hoạt động êm. Giống với HIS H779FT1GD, MSI R7790 chỉ được nhà sản xuất tăng xung nhịp GPU lên mức 1.050 MHz trong khi vẫn giữ nguyên xung nhịp RAM. Vì vậy kết quả thử nghiệm của MSI R7790-1GD5-OC thường thấp hơn một chút so với 3 mẫu card đồ họa còn lại trong hầu hết các phép đánh giá hiệu năng là điều dễ hiểu.
|
|
|
|
Hiệu năng
Để đánh giá sức mạnh 4 mẫu card Radeon HD 7790, Test Lab sử dụng cấu hình thử nghiệm xây dựng trên nền tảng bo mạch chủ Gigabyte Z77X-UD3H, bộ xử lý Intel Core i7-3770K, HĐH Windows 8 Pro 64 bit và trình điều khiển (driver) Catalyst 12.101.2.1. Ngoài những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng là 3DMark 11 và Heaven DX11 Benchmark 4.0, Test Lab cũng sử dụng một số game DirectX 11 như DiRT 3, Alien vs. Predator và Crysis 2 để kiểm thử khả năng “chiến” game của card đồ họa ở độ phân giải 1280x720 pixel (HD 720p) và 1920x1080 pixel (HD 1080p).
Xét tổng thể, điểm số đạt được của 4 card đồ họa có sự chênh lệch nhưng không đáng kể vì thiết kế các mẫu card đồ họa cùng dựa trên GPU AMD Radeon HD 7790. Cụ thể Gigabyte R779OC nhỉnh hơn trong phép thử khả năng xử lý đồ họa đa luồng dựa trên công cụ 3DMark 11 với 6.010 điểm ở chế độ Performance (độ phân giải 1280x720 pixel) và 1.645 điểm ở chế độ Extreme (độ phân giải 1920x1080 pixel). Asus HD7790 và HIS H779FT1GD có ưu thế trong Heaven DX11 Benchmark v4.0, phép thử đồ họa có nhiều nét tương đồng với 3DMark 11 nhưng nhấn mạnh về Tessellation – một trong những công nghệ nổi bật của thư viện đồ họa DirectX 11. So với 3 card đồ họa trên trong cùng phép thử thì MSI R7790 cũng đạt được kết quả khá ấn tượng dù card GPU chỉ hoạt động ở xung nhịp 1.050 MHz và RAM là 1.500 MHz.
Với các game thử nghiệm là DiRT 3, Alien vs. Predator 1.03 và Crysis 2, cả 4 card đồ họa đều đạt kết quả khá tốt, khả năng xử lý hình ảnh trong game đạt “mốc” 30 fps (khung hình/giây) ở độ phân giải full HD với chất lượng đồ họa được đẩy lên mức cao nhất. Chẳng hạn với Alien vs. Predator, MSI R7790 đạt 29,5 fps và cao nhất là Asus HD7790 đạt 30,6 fps. “Gió bụi đường trường” trong DiRT 3 cũng không thể cản nổi sức mạnh của 4 card đồ họa Asus, Gigabyte, HIS và MSI, trong đó MSI R7790 đạt 53,8 fps và cao nhất vẫn là Asus HD7790 và HIS H779FT1GD với 55,5 fps. Tham khảo chi tiết trong biểu đồ kết quả bên dưới.
Nhiệt độ, công suất tiêu thụ
Kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark 11, nhiệt độ và công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite trong môi trường bình thường (khoảng 30 – 31 độ C).
Ở chế độ không tải, các mẫu card đồ họa hoạt động êm, nhiệt độ GPU chênh lệch không đáng kể, trong đó thấp nhất là MSI R7790 với 43 độ C, công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm tương ứng là 110,2 W (tính theo trị số trung bình). Gigabyte GV-R779OC có nhiệt độ GPU cao nhất (46 độ C) trong khi công suất cấu hình thử nghiệm cao nhất với card đồ họa Asus HD7790 là 116,8 W.
Với phép thử đồ họa 3DMark 11, việc GPU chỉ chạy 1.050 MHz, thấp hơn so với 3 card đồ họa trong cùng phép thử lại là “ưu thế” của MSI R7790 khi nhiệt độ GPU chỉ dao động ở mức 65 độ C và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm tương ứng là 191,3 W (tính theo trị số cao nhất). Asus HD7790 trang bị 2 quạt làm mát 80 mm cùng bộ đôi ống dẫn nhiệt (heatpipe) 8mm giúp duy trì nhiệt độ GPU ở mức 69 độ C đồng thời công suất cấu hình thử nghiệm cao nhất là 201,7 W. Tản nhiệt Gigabyte R779OC và HIS H779FT1GD có thiết kế đơn giản hơn và không có các ống dẫn nhiệt nên nhiệt độ GPU khá cao, lần lượt là 75 và 79 độ C.
Hiệu năng/giá tối ưu
Kết quả thử nghiệm trên cho thấy những mẫu card đồ họa Radeon HD 7790 dễ dàng chinh phục các phép thử theo kịch bản Test Lab xây dựng ở độ phân giải HD 720p. Tuy nhiên ở độ phân giải 1920x1080 pixel, khả năng xử lý của Radeon HD 7790 giảm đáng kể, điều này cũng hoàn toàn bình thường với những mẫu card đồ họa dòng phổ thông.
Các mẫu card đồ họa trang bị GPU Radeon HD 7790 hiện có giá từ 3,4 đến 3,8 triệu đồng (tùy thương hiệu). Xét tỷ lệ p/p (hiệu năng/giá thành) thì Radeon HD 7790 sẽ là một trong những lựa chọn hấp dẫn hiện nay. Đây cũng là tin vui vì những mẫu card đồ họa dòng phổ thông có giá trong tầm 4 triệu đồng trở xuống vẫn có hiệu năng tương đối để chạy ứng dụng đồ họa hoặc chơi game, phù hợp với đa số người dùng hơn do chi phí bỏ ra không quá lớn.
Adapter
Keyboard
Battery
LCD
Mainboard
Ram
Quạt
Bộ Giải Nhiệt
Cable
Bản Lề