sua laptop sua laptop

Hotline: 1900 8909

Nhanh chóng - Uy tín - Tận tâm - ĐC: 79/38 Trần Văn Đang, P.9, Q.3, Tp HCM

Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp

Sửa Chữa Laptop

Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more

Sửa Chữa - Bào Trì Máy Tính

Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more

Phục Hồi Dữ Liệu

Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more

Ban phim chuot logitech microsoft cam ung tot di dong cao - Bàn phím & chuột Logitech, Microsoft: Cảm ứng tốt, di động cao

Thông tin công nghệ

Mặc dù Windows 8 có rất nhiều thứ hay đáng để nói đến, nhưng các tính năng tối ưu hóa cảm ứng vẫn là nền tảng nổi bật nhất

Mặc dù Windows 8 có rất nhiều thứ hay đáng để nói đến, nhưng các tính năng tối ưu hóa cảm ứng vẫn là nền tảng nổi bật nhất, quyết định cách bạn tương tác với máy tính xách tay, máy tính bảng hay máy tính bàn sử dụng hệ điều hành này.

Sự thay đổi về tính năng điều khiển cảm ứng cũng mang lại hiệu quả đặc biệt như khi người ta chuyển sang sử dụng bàn phím và rê chuột trong những ngày đầu của kỷ nguyên máy tính. Ngày nay, bạn có thể điều khiển thiết bị của mình chỉ với 1 cú quét ngón tay hoặc cử chỉ, dễ dàng như việc nhấp chuột hay nhấn vào bàn phím máy tính.

Bàn phím

Trong khi bàn phím ảo cảm ứng trên màn hình máy tính bảng hay smartphone có thể đáp ứng đủ yêu cầu khi gõ tài khoản và mật khẩu đăng nhập, trò chuyện hay soạn các đoạn mail ngắn, thì chỉ có những người rất kiên nhẫn mới có thể sử dụng loại bàn phím này để soạn thảo văn bản dài. Trong chuyên mục này là trải nghiệm 4 loại bàn phím vật lý tương thích với nhiều loại máy tính bảng, PC và cả smartphone.

Logitech K810
 


Ưu:     
- Phím bấm có kết cấu tốt và tiện dụng; có thể kết nối với 3 thiết bị khác nhau qua Bluetooth; có vài phím tùy biến. 

Khuyết:
- Phím hướng hơi chật chội.

Đánh giá: 


Giá tham khảo:
100 USD (~ 2,1triệu đồng)


Logitech vốn đã khá nổi tiếng trên thị trường với nhiều sản phẩm bàn phím được đánh giá cao, và K810 cũng không phải là một ngoại lệ. Model bàn phím không dây chạy pin này có thể kết nối với bất cứ thiết bị nào qua Bluetooth, và nếu bạn thường xuyên sử dụng máy trong điều kiện tối thì K810 cũng sẵn sàng tính năng đèn nền có thể hiệu chỉnh độ sáng tùy điều kiện ánh sáng môi trường. 

Thông thường, tính năng đèn nền sẽ là mối quan ngại lớn đối với một sản phẩm chạy pin, nhưng với K810, một bộ cảm biến tích hợp sẽ điều chỉnh tắt đèn nền khi không có cử động của tay phía trên bàn phím. Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể tắt/mở đèn nền với một phím on/off (K810 sử dụng 1 đèn LED làm chỉ báo dung lượng pin tích hợp trên phím ). Theo công bố của Logitech, mẫu bàn phím này có thể hoạt động 10 tiếng liên tục dưới chế độ dùng pin, kèm với đó là một cáp sạc micro-USB (K810 không có bộ adapter sạc riêng).

Bạn có thể lưu trữ đến 3 thiết lập Bluetooth trên bộ nhớ của K810, và một phím bấm đặc biệt cho phép bạn chuyển đổi giữa các thiết bị kết nối chỉ bằng một thao tác đơn giản. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng vừa soạn xong một lá thư và nhấn gửi trên PC, ngay sau đó đã có thể quay sang chat trên smartphone mà chỉ cần thao tác trên K810. 

Các phím bấm chức năng khác xuất hiện trên K810 thực hiện các tác vụ như chơi/dừng trên chương trình media yêu thích của bạn, chạy ứng dụng bảng tính, điều chỉnh âm lượng và bật trình duyệt web. K810 cũng có một phím cho phép chuyển đổi nhanh giữa menu “xếp gạch” của Windows 8 và các cửa sổ chương trình đang hoạt động (trong Windows 7 phím này dùng để mở menu Start). Nếu cài đặt phần mềm của Logitech, bạn sẽ có quyền tùy chỉnh một số trong các phím chức năng này.

K810 có độ mỏng khá ấn tượng, tuy nhiên vẫn mang lại cảm giác thoải mái khi gõ phím. Các phím hướng của sản phẩm này cũng được xếp theo “đội hình” chữ T nhưng có diện tích khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc không có phím , , , sẽ là một điểm trừ đối với những người thường xuyên phải xử lý văn bản dài. K810  không có bàn phím số, chắc chắn sẽ không phù hợp với người thường xuyên sử dụng các công cụ bảng tính hoặc phần mềm kế toán. 

Cuối cùng, bề mặt các phím có chất liệu khá tốt, tuy nhiên, khoảng cách giữa các phím hơi xa có thể sẽ khiến người dùng mất một thời gian để làm quen. 
 
Microsoft Sculpt Comfort
 

 Ưu:     
 - Nhiều tính năng tiện dụng, phím chức năng Windows 8. 


Khuyết:
- Không có đèn nền.

Đánh giá: 


Giá tham khảo:
60 USD (~ 1,3 triệu đồng)

Bàn phím là thứ được ứng dụng khoa học trong thiết kế nhằm tạo ra sự vừa vặn tối ưu đối với cơ thể con người. Thoạt nhìn, bạn có thể thấy các loại thiết kế này đều giống nhau, nhưng trên thực tế, cứ mỗi hãng sản xuất lại có những triết lí thiết kế rất khác nhau. Đối với Microsoft, đó là thiết kế có dáng cong và khu vực kê tay rộng nhằm tạo sự thoải mái cho người dùng.

Sculpt Comfort là sản phẩm được Microsoft ứng dụng triệt để triết lí thiết kế này với dáng cong, phím Space dài và khoảng không rộng. Bên cạnh đó, phần chân ngàm phía dưới có thể được bật lên để hỗ trợ phần cổ tay của người dùng. Trong quá trình thử nghiệm, các phím được thiết kế bên rìa phải tạo cảm giác thoải mái cho cổ tay hơn là cách sắp xếp thông thường. Tuy nhiên, để vươn tới các phím này, bạn sẽ phải thao tác hơi sâu xuống phía dưới - vốn sẽ khiến nhiều người thích và không thích - vì nó hơi khác so với cách sắp đặt của kiểu bàn phím truyền thống. 

Vì một lí do nào đó mà các nhà thiết kế của Microsoft lại tạo ra một phím Space dài hơn và được chia ra làm 2 nửa, với nửa bên trái có thể được điều chỉnh thành nút . Có lẽ thiết kế này nhằm tạo sự thuận tiện trong thao tác xóa chữ, khi mà tay phải vẫn có thể ở yên và sử dụng ngón cái của bàn tay trái để xóa. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm thực tế, kiểu thiết kế này bất tiện bởi phím Spacebar luôn có độ nhấn sâu hơn các phím khác, do đó nó không thể mang lại sự tiện lợi như ý tưởng của các nhà thiết kế.

Sculpt Comfort có các phím tắt riêng biệt cho Windows 8, dùng để mở các mục Search, Share, Devices và Settings, và các ký hiệu “Undo”, “Cut”, “Copy”, “New”, “Open” được in trực tiếp lên bề mặt các phím Z, X, C, N và O (dùng trong tổ hợp phím kết hợp với ). Mẫu bàn phím này của Microsoft không có đèn nền hữu ích như Logitech K810, sử dụng pin AA thay vì pin tích hợp và kết nối với máy tính bằng USB dongle. Mặc dù vậy, Microsoft Sculpt Comfort vẫn khá “chất” nếu so với cái giá của nó.

Microsoft Sculpt Mobile
 

  Ưu:     
- Kích thước phím lớn, nhiều phím chức năng Windows 8, kết nối Bluetooth.

Khuyết:
- Bề mặt hơi phẳng, các phím 
hơi cạn.


Đánh giá: 


Giá tham khảo:
50 USD (~ 1 triệu đồng)

Có cùng triết lý thiết kế, Sculpt Mobile là phiên bản di dộng của sản phẩm Comfort vừa đề cập phía trên. Mẫu bàn phím này có cùng kiểu dáng cong nhưng kích thước nhỏ hơn, mỏng hơn, nhẹ hơn, không có phần kê tay và giản lược bớt một số phím. Kích thước các phím bấm của Sculpt Mobile là full-size (bằng với bàn phím bình thường chứ không phải giản lược về kích thước để phục vụ cho mục đích di động), tuy nhiên, để phục vụ cho độ mỏng nên các phím này khá nông và gần như không mang lại cảm giác nhấn phím. Bên cạnh đó, thiết kế này cũng khiến Sculpt Mobile trở nên phẳng, tạo ra cảm giác khá lạ khi sử dụng. 

Nếu không để ý đến nhược điểm này, thì những điểm nhấn khác có thể sẽ khiến bạn thích Sculpt Mobile, trong đó có các phím chức năng dành riêng cho Windows 8. Bạn sẽ có các phím tắt truy cập mục Search, Share, Devices và Settings; một phím chức năng chuyển đổi giữa các ứng dụng đang chạy và một phím khác cho phép bạn chuyển các ứng dụng đang chạy về phía trái hoặc phải của màn hình. Phím cho phép bạn chuyển đổi nhanh giữa màn hình Start và các ứng dụng đang chạy.

Theo công bố của Microsoft, Sculpt Mobile có thể sử dụng được đến 10 tháng với 2 pin AAA. Sản phẩm này cũng có nút nguồn on/off nhằm quản lý năng lượng hiệu quả.
 
Microsoft Wedge Mobile
 

Ưu:     
- Tính di động cao, nhiều phím chức năng Windows 8, cover có thể được sử dụng như chân để máy tính bảng.


Khuyết:
- Bề mặt hơi phẳng, phím cạn, 
đắt tiền.


Đánh giá: 


Giá tham khảo:
80 USD (~ 1,7 triệu đồng)

Bên cạnh thiết kế truyền thống còn có 2 đặc điểm khác khiến Wedge Mobile thật sự khác biệt so với Sculpt Comfort và Sculpt Mobile cùng của Microsoft được đề cập ở trên. Điều đầu tiên chính là phần cover của bàn phím có thể được dùng như chân đế cho các loại máy tính bảng - là sản phẩm chạy Windows, Android hay một chiếc iPad. Đặc điểm thứ 2 chính là kích thước nhỏ hơn khá đáng kể so với Sculpt Comfort và Sculpt Mobile. 

Lớp cover của Wedge Mobile được làm từ cao su, vốn dùng để bảo vệ bàn phím khi di chuyển nhưng cũng có thể biến hóa thành chân đế “dã chiến” khá chắc chắn cho các thiết bị chủ. Tuy không có sự linh động cao như các loại cover chuyên dụng cho máy tính bảng khác, nó chỉ có thể giữ thiết bị ở 1 vị trí duy nhất. Nhưng như vậy đã là quá đủ. 

Để phục vụ cho mục đích di động, các phím của Wedge Mobile lại được thiết kế khá cạn, khoảng cách giữa các phím sát nhau. Đó là những điểm có thể biến thành điểm trừ trong mắt nhiều người dùng. Giống như nhiều sản phẩm khác của Microsoft, Wedge Mobile còn có các phím dành riêng cho các ứng dụng media, tăng giảm âm lượng và các phím tắt Windows 8 (dành cho các mục Search, Share, Devices, Settings). Cuối cùng, Microsoft dường như nghĩ rằng sản phẩm vừa là bàn phím, vừa là chân đế cho máy tính bảng này xứng đáng với một bảng giá cao cấp, tuy nhiên, giá này là hơi cao so với những gì sản phẩm mang lại.

Chuột

Nếu bạn nghĩ sự ra đời của các tính năng cảm ứng trên Windows 8 sẽ từng ngày “tiêu diệt” chuột máy tính truyền thống, đấy là bạn đã lầm khi chưa được thấy những đột phá trong các sản phẩm chuột cảm ứng sử dụng cho Windows 8 hiện nay.

Logitech Touch T620
 


Ưu điểm:      
Kích thước vừa vặn, nhiều loại điều khiển cử chỉ hữu ích cho Windows 8.


Nhược điểm:
- Thiếu khả năng tùy chỉnh điều khiển, nhiều cử chỉ điều khiển khó thực hiện.

Đánh giá: 


Giá tham khảo:
70 USD (~ 1,5 triệu đồng)

Nếu thiết kế là tiêu chí duy nhất của cuộc tranh tài thì sản phẩm Logitech T620 chắc chắn sẽ dành vị trí đầu tiên. Việc tương tác cảm ứng giữa T620 và các thiết bị chạy Windows 8 cũng tương tự như những cử chỉ mà bạn thực hiện trực tiếp trên màn hình cảm ứng. Tuy nhiên đối với T620 có một số khó khăn nhất định chứ không dễ dàng như thao tác trên màn hình cảm ứng.

Các cử chỉ như vuốt ngón tay từ cạnh trái vào giữa sẽ chuyển đổi giữa các ứng dụng đang chạy, hoặc vuốt ngón tay từ cạnh phải vào trong sẽ mở menu của Windows 8. Thao tác vuốt từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái sẽ giúp thực hiện thao tác cuộn ngang, và nếu thực hiện cùng cử chỉ đó với hai ngón tay sẽ là lệnh tới/lui trong trình duyệt web. 

Trong quá trình trải nghiệm, có nhiều khó khăn để làm quen hết các loại thao tác điều khiển này. Bên cạnh đó bề mặt của chuột khá trơn khiến nó nhiều lần tuột ra khỏi tay. Bề mặt chuột không có bất cứ dấu hiệu nào để phân chia chính xác vùng điều khiển mà bạn đang cần thao tác, và các nút bấm cũng vậy. Đôi khi việc thực hiện các thao tác điều khiển được đáp ứng tốt, tuy nhiên trong thời gian đầu chắc chắn người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ và thực hiện các thao tác điều khiển đó.

Logitech T620 kết nối với thiết bị chủ bằng một USB dongle, và Logitech cũng cung cấp một phần mềm cho phép bạn tùy chỉnh một số thao tác điều khiển: bạn có thể gán thao tác này vào một lệnh khác nhưng không thể tạo ra một thao tác điều khiển mới theo ý mình.

Logitech Zone Touch T400
 


Ưu điểm:     
- Có hai phím giữa, một số phím tùy chỉnh.

Nhược điểm:
- Chạy nguồn từ USB, quá mỏng.

Đánh giá:  



Giá tham khảo:
50 USD (~ 1 triệu đồng)

So với T620 thì T400 có đôi chút tiện dụng hơn. Phím chuột  trái và phải cũng có thiết kế chìm như T620 nhưng ở T400 được phân biệt bằng phím chuột giữa cảm ứng mà khi nhấn vào 2/3 của phím giữa này sẽ đưa bạn đến màn hình Start của Windows 8, trong khi đó nhấn vào 1/3 phía dưới sẽ mở một cửa sổ cho phép bạn chuyển đổi giữa các ứng dụng đang chạy. Vuốt ở phía trái hoặc phải của nút cảm ứng này sẽ thực hiện thao tác cuộn trang, nếu thực hiện trên trình duyệt web sẽ là lệnh tới/ lui.

Bạn có thể tùy biến các thao tác điều khiển này trên phần mềm SetPoint của Logitech với một số lệnh mở rộng nhất định. Tuy nhiên các trải nghiệm thực tế cho thấy cách sắp xếp nguyên bản của Logitech là rất hợp lý. Chúng tôi rất thích thú với thiết kế bề mặt của T400 và lớp vỏ cao su ở mặt hông hỗ trợ việc cầm nắm chắc chắn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên sản phẩm này có kích thước khá nhỏ đối với phần lớn người dùng.

Chuột máy tính đã có bánh lăn ở giữa hai nút trái/phải từ nhiêu năm nay, nhưng tất cả chúng đều chỉ được sử dụng để trượt theo chiều dọc, với sản phẩm tiên tiến như T400 thì dạng bánh lăn này còn có thêm nhiều tính năng thú vị khác.

Microsoft Touch
 


Ưu điểm:     
- Bề mặt có thiết kế dễ chịu, các thao tác điều khiển dễ nhớ.

Nhược điểm:
- Một vài thao tác dễ bị lẫn lộn, kết nối USB thay vì Bluetooth.

Đánh giá: 


Giá tham khảo:
80 USD (~ 1,7 triệu đồng)

Tuy là một sản phẩm khá hấp dẫn nhưng Microsoft Touch có một số hạn chế có thể khiến người dùng thất vọng ngay từ đầu: nó chỉ hoạt động với máy tính hoặc máy tính bảng chạy hệ điều hành Windows 7 và 8, đòi hòi thiết bị phải có cổng USB để kết nối USB dongle.

Microsoft Touch có thể phân biệt giữa các thao tác được thực hiện với 1, 2 hoặc 3 ngón tay trên bề mặt cảm ứng, thực hiện các lệnh phản ứng với thao tác của ngón cái ở cạnh bên. Bạn chỉ cần chạm và di chuyển một ngón tay ở phía trái hoặc phải để thực hiện thao tác cuộn theo cả hai chiều ngang dọc. Trượt hai ngón tay ở phía phải để di chuyển đến ứng dụng đang mở kế tiếp hoặc trượt ở bên trái để mở thanh menu Windows 8. Trượt ba ngón tay theo chiều đi xuống để phóng to và trượt ba ngón tay theo chiều đi lên để thu nhỏ. Cuối cùng trượt ngón cái về phía trái hoặc phải giúp bạn di chuyển tới/lui trong trình duyệt web hoặc trình diễn slide.

Ngoài ra còn có các thao tác khác và bạn cần phải có thêm chút ít thời gian để làm chủ mà không vô tình bấm phải các nút trái/phải. Một khi đã thành thục việc sử dụng Microsoft Touch chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn quay về sử dụng chuột  truyền thống. Microsoft cũng cung cấp một phần mềm cho phép bạn tùy biến các thao tác.

Microsoft Sculpt Touch
 

Ưu điểm:     
- Kích thước nhỏ nhưng vẫn vừa vặn tay, kết nối Bluetooth.

Nhược điểm:
- Phím cảm ứng dễ gây nhầm lẫn trong thao tác.

Đánh giá:



Giá tham khảo:
50 USD (~ 1 triệu đồng)

Đối với dòng sản phẩm như bàn phím và chuột, sự dễ dàng và vừa vặn khi sử dụng là tiêu chí hàng đầu, và Microsoft Sculpt Touch đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí đó với 3 nút bấm tiện dụng và kích thước rất vừa tay. Nhờ kết nối Bluetooth mà bạn có thể sử dụng chuột cảm ứng này với nhiều thiết bị, từ máy tính bàn, laptop cho đến smartphone hay máy tính bảng. Sản phẩm sử dụng 2 pin AA nhưng nút nguồn đặt phía dưới có thể giúp bạn quản lý tốt việc sử dụng năng lượng, kéo dài thời lượng sử dụng (vốn được Microsoft công bố đến gần 9 tháng sử dụng cho 1 cặp pin). Và nhờ vào thiết kế đối xứng, Microsoft Sculpt Touch phù hợp với cả hai loại người dùng thuận tay phải lẫn tay trái.

Nhờ các thiết kế trên bề mặt mà ngón tay bạn dễ dàng cảm nhận và phân biệt được từng vùng điều khiển. Phím cảm ứng ở chính giữa hồi đáp với các thao tác vuốt ở cả 2 chiều ngang và dọc giúp thực thi tác vụ cuộn lên/xuống trái/phải. Nếu lướt ngón tay nhanh hơn, bạn sẽ khiến cửa sổ ứng dụng mà mình đang sử dụng “bay vèo” theo hướng vuốt và dừng lại nếu bạn chạm nhẹ thêm 1 cái vào vùng cảm ứng. Đây là một thao tác hết sức hữu dụng nếu bạn đang xem hoặc xử lý một trang web, một văn bản dài. Tuy nhiên, đây cũng là một nhược điểm nhỏ khi trong quá trình thử nghiệm có lúc Microsoft Sculpt Touch phản ứng nhầm giữa 2 thao tác cuộn và “phóng” này.

Khách hàng mới trong ngày

Tư vấn


Linh Kiện Laptop

Thống kê truy cập