Sửa Chữa Laptop
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more
Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more
Bộ vi xử lý ngày càng nhanh và mạnh, đồng thời cũng tạo ra nhiều nhiệt lượng hơn khi chúng hoạt động. Giải pháp để hạn chế nhiệt độ cho CPU chính là dùng bộ tản nhiệt.
Bất kỳ một sai sót nào trong việc chọn mua, lắp đặt hay bảo dưỡng bộ tản nhiệt, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ vi xử lý. Lúc đó, máy tính sẽ bị đứng giữa chừng, tự động khởi động lại, hay thậm chí ngừng hoạt động hẳn do chết CPU. Sau đây là một số vấn đề mà bạn cần quan tâm với bộ tản nhiệt.
Đừng quên sử dụng và thay mới keo giải nhiệt
Thực ra thì bộ giải nhiệt là một thiết bị đơn giản, mà nhiệm vụ của nó là hấp thụ nguồn nhiệt do CPU sản sinh ra, sau đó giải phóng ra ngoài bằng chiếc quạt hút gắn phía trên. Khổ nổi do bộ giải nhiệt lẫn CPU đều được làm bằng kim loại, nên bạn sẽ khó lòng mà làm cho chúng áp sát được vào nhau, mà không có các khe hở li ti ở giữa. Và như thế, quá trình truyền nhiệt từ CPU vào bộ giải nhiệt sẽ bị suy giảm.
Giải pháp mà các nhà sản xuất máy tính sử dụng, chính là keo giải nhiệt. Chất silicon và ô-xít kẽm, hay bạc có trong keo, sẽ lắp đầy các khoảng trống li ti giữa CPU và bộ giải nhiệt, góp phần truyền dẫn hầu hết nhiệt lượng sinh ra từ bộ vi xử lý, sang bộ giải nhiệt một cách hoàn hảo hơn.
Ngoài việc được bán rời thành từng ống hay hủ, keo giải nhiệt còn được nhà sản xuất thoa sẵn lên các bộ giải nhiệt, khi chúng được bán ra. Bạn cần nhớ phải lột lớp ni-lông bảo vệ keo giải nhiệt trên bộ giải nhiệt trước khi sử dụng.
Bạn cũng không cần phải thoa quá nhiều keo giải nhiệt lên CPU. Vì nếu lớp keo giải nhiệt bị chảy tràn ra khi bạn lắp bộ giải nhiệt vào, thì thành phần kim loại trong keo có thể gây chạm mạch cho bo mạch chủ. Ngoài ra thì lớp keo quá dày sẽ hạn chế sự truyền nhiệt giữa CPU và bộ tản nhiệt.
Làm sạch lớp keo giải nhiệt cũ
Lớp keo giải nhiệt sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai, khô cứng và không còn tác dụng ban đầu của nó. Vì thế, dù có dùng loại keo giải nhiệt tốt đến mức nào, thì sau một thời gian dùng máy tính, bạn nên bảo trì CPU và bộ tản nhiệt, bằng cách gỡ bỏ lớp keo này, trước khi bôi lớp keo mới để thay thế.
Bạn hãy tìm mua một ít xăng thơm tại các tiệm bán linh kiện điện tử. Những người thợ điện tử thường dùng dung dịch này để rửa các mạch điện tử bị bẩn hay rỉ sét.
Kế tiếp, bạn dùng chiếc que quấn bông gòn chấm vào dung dịch xăng thơm ấy để tẩy sạch lớp keo cũ trên bề lưng CPU, lẫn trên bộ tản nhiệt.
Với lớp keo giải nhiệt để qua lâu ngày, thì chúng đã quá khô, và đóng cứng lại. Bạn có thể dùng dao rọc giấy để cào nhẹ. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện thao tác ấy rất cẩn thận, vì nếu bạn tạo nên các vết trầy xước trên bề mặt của bộ tản nhiệt, phần keo giải nhiệt sẽ không thể lấp đầy các khe trống ấy.
Cuối cùng, thì bạn dùng miếng giẻ mềm, chấm vào dung dịch xăng thơm để lau lại thật sạch mặt lưng CPU và bộ tản nhiệt. Bạn cũng phải đợi cho lớp xăng thơm bốc hơi và khô hẳn, trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào khác.
Thoa keo tản nhiệt lên CPU
Để có một lớp keo giải nhiệt không qua dày, không quá mỏng, và đảm bảo tốt nhiệm vụ bít kín các lỗ hổng giữa CPU và bộ tản nhiệt, mà không làm hai linh kiện này bị tách rời nhau, thì thao tác thoa keo là yếu tố quan trọng nhất.
Tốt nhất là bạn đặt năm hạt keo ở bốn góc, và một hạt keo vào giữa bề mặt CPU, sau đó dùng miếng nhựa mỏng thoa đều lớp keo ấy, tạo thành một lớp mỏng phủ lên vùng cần tiếp xúc với bộ tản nhiệt.
Để thực hiện thao tác đó một cách chính xác, thường thì người ta đặt CPU vào khe cắm nó trên bo mạch chủ. CPU sẽ nằm yên để bạn xử lý lớp keo, tuy nhiên, vị trí của CPU khá sâu trong thùng máy, làm cho bạn khó thao tác.
Thao tác sẽ đơn giản hơn khi bạn cầm CPU trên một tay, và dùng tay còn lại để thoa keo. Điểm bất lợi của phương pháp này, là bạn cần giữ tay khô ráo, sạch sẽ, và đeo vòng chống tĩnh điện lúc thực hiện.
Tháo lắp bộ tản nhiệt đúng cách
Mỗi bộ tản nhiệt có cách tháo lắp riêng biệt, sao cho chúng có thể bám vào CPU một cách chắc chắn nhất. Vì thế, khi tháo lắp chúng, bạn hiểu rõ cách thực hiện từng bước, thay vì dùng sức mạnh để lấy chúng ra khỏi khớp.
Chẳng hạn như loại tản nhiệt của socket 478 trước đây, thì trên bo mạch chủ đã có sẵn một khung nhựa vuông, và bạn chỉ việc lắp sao cho bộ tản nhiệt nằm gọn vào trong khung đó là được. Sau đó, bạn móc bốn cò giữ để cố định nó trong khung.
Còn với loại tản nhiệt của socket 775 của hãng Intel, thì bạn đặt tản nhiệt với các phần định vị vào bốn lỗ ở bốn góc, giữ chặt nó ở điểm giữa của quạt, rồi ấn chốt giữ xuống các vị trí đã xác định. Để tạo sự cân bằng, bạn nên nhấn các chốt giữ theo thứ tự lần lượt đối xứng chéo nhau qua tâm của chiếc quạt làm mát.
Làm sạch quạt hút và bộ tản nhiệt
Thỉnh thoảng, bạn nên dùng bình xịt khí nén thổi vào các cánh nhôm của bộ tản nhiệt để làm sạch chúng. Tương tự, chiếc quạt hút gắn liền với bộ tản nhiệt cũng cần thường xuyên được làm sạch, để đảm bảo rằng nhiệt lượng sau khi được truyền đến bộ tản nhiệt, luồng gió tạo ra bởi bộ tản nhiệt đẩy nhanh chúng ra môi trường không khí.
Adapter
Keyboard
Battery
LCD
Mainboard
Ram
Quạt
Bộ Giải Nhiệt
Cable
Bản Lề