sua laptop sua laptop

Hotline: 1900 8909

Nhanh chóng - Uy tín - Tận tâm - ĐC: 79/38 Trần Văn Đang, P.9, Q.3, Tp HCM

Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp

Sửa Chữa Laptop

Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more

Sửa Chữa - Bào Trì Máy Tính

Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more

Phục Hồi Dữ Liệu

Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more

Nhung truc trac co the xay ra vo cap hdmi - Những trục trặc có thể xảy ra với cáp HDMI | LaptopDrCare.com

Kiến thức tin học

Những trục trặc có thể xảy ra với cáp HDMI

Về mặt công nghệ, các loại cáp HDMI đắt tiền không khác biệt về chất lượng hình ảnh lẫn âm thanh so với loại cáp rẻ tiền hơn...

Hiện nay bạn có thể mua một sợi cáp HDMI dài 2 mét với giá chỉ hơn 100 nghìn đồng. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có những loại cáp hàng trăm, hàng triệu hay hàng chục triệu đồng. Những người bán hàng, các cửa hàng bán lẻ và nhất là các nhà sản xuất dây cáp đều muốn bạn tin rằng bạn sẽ có được chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt hơn với những loại cáp HDMI đắt tiền hơn.

HDMI-jpg-1351152651_500x0.jpg

Các hãng sản xuất lớn và nhỏ đã tiếp thị các loại cáp HDMI của họ với nhiều tính năng ưu việt, và đa số đều hoàn toàn phóng đại với khách hàng về “lợi điểm” sản phẩm. Tệ hơn nữa, do tiềm năng lợi nhuận của các loại cáp này rất lớn nên các cửa hàng bán lẻ đều đưa ra các loại cáp HDMI cao cấp với hy vọng “qua mặt” được người mua để chi số tiền nhiều hơn cần thiết.

Thực tế, về công nghệ, các loại cáp HDMI đắt tiền chẳng có khác biệt gì về chất lượng hình ảnh so với loại cáp rẻ tiền hơn.

Tín hiệu

Cáp chủ yếu được dùng để truyền tín hiệu. HDMI dùng công nghệ truyền tín hiệu vi sai chuyển đổi tối thiểu TMDS (Transition Minimized Differential Signaling).

Công nghệ TMDS có 2 điều cơ bản mà bạn cần nắm. Trước tiên là các mã số nhị phân 1 và 0 tại nguồn phát (nghĩa là đầu đĩa Blu-ray hay hộp tín hiệu cáp/vệ tinh HD) không giống các mã nhị phân mà TV của bạn dùng để tái tạo hình ảnh, hay ít ra là nó không có cùng thứ tự. Trước khi gửi tín hiệu ra qua cổng xuất HDMI, các mã nhị phân được sắp xếp lại để giảm thiểu số lần chuyển đổi. Do đó, thay vì 10101010, quá trình truyền có thể là 11110000. Nếu bạn thực sự thích môn toán, bạn sẽ thấy quá trình thực hiện này quả là tuyệt vời, nhưng bạn cũng không cần phải hiểu hết cả khái niệm này.

Dù quá trình chuyển đổi này khác thường, nhưng nó sẽ giúp cho dữ liệu truyền đi có thể được tái tạo lại ở màn hình hiển thị.

Yếu tố thứ nhì của công nghệ TMDS là dây cáp HDMI. Mỗi dây cáp HDMI đúng ra là tập hợp nhiều sợi đồng nhỏ. Có 2 phiên bản của dữ liệu được truyền qua các sợi đồng khác nhau. Một phiên bản là dữ liệu lệch pha với tín hiệu “thật”. TV sẽ nhận tất cả mọi dữ liệu, đưa tín hiệu lệch pha về lại pha, sau đó so sánh tín hiệu này với tín hiệu thật. Mọi tín hiệu nhiễu bị nhiễm trên đường truyền sẽ bị lệch pha, do đó bị triệt tiêu và bỏ qua một cách hiệu quả.

Nếu bạn hiểu biết về âm thanh, hiện tượng này cũng tương tự như cách vận hành của loại cáp XLR cân bằng.

Công nghệ TMDS hoạt động rất hiệu quả, cho phép các loại cáp ngắn và dài mang một khối lượng dữ liệu khá dầy. Điều này cũng có nghĩa là cáp loại rẻ tiền cũng tốt như loại đắt tiền.

Với tín hiệu HDMI, bạn có thể thấy một số tình huống trục trặc xảy ra, ngoài trường hợp tín hiệu nhận được hoàn hảo, hoặc tín hiệu không tốt hoặc bạn không nhận được gì cả. Nếu hình ảnh có được có vẻ chính xác và không bị sai sót về âm thanh lẫn hình ảnh, bạn đã nhận được mọi thứ được truyền đến. Nếu cáp bị lỗi, hay đường truyền quá dài với loại cáp không đúng chuẩn, bạn sẽ không thấy hình ảnh nào cả.

Hình ảnh

Như các bạn đã biết, các mã nhị phân của hình ảnh HD được truyền từ nguồn phát đến TV. Nếu đường truyền ngắn và bạn không thấy được hình ảnh, thì có thể cáp bị lỗi và gây trục trặc. Nếu đường truyền dài, có thể là do một loại nhiễu nào đó hay do cáp kém chất lượng, nên chất lượng của tín hiệu bị giảm đến độ TV không thể xử lý được.

Ở điểm này, bạn đang gặp tình huống lỗi kỹ thuật số. Kết quả có khả năng xảy ra nhiều nhất là bị lốm đốm như trong ảnh sau.

2-jpg-1351152732-1351152736_500x0.jpg
Cáp HDMI bị lỗi dẫn đến hiện tượng lốm đốm (các điểm ảnh màu trắng). Ảnh chụp của TV màn hình phẳng 50 inch đang hiển thị video ca nhạc Blu-ray 1080p.

Các điểm lốm đốm không phải lúc nào cũng dày đặc. Cũng có trường hợp ít trầm trọng hơn. Hãy chú ý các điểm này vẫn là các điểm lạ, cho thấy cáp không thể truyền tín hiệu được. Cùng đĩa Blu-ray như trên, phát bằng đầu đĩa Blu-ray khác trên cùng máy chiếu. Các màu khác nhau thấy trong các đốm là do máy ảnh khi chụp.

Có vẻ trông giống như tuyết hay nhiễu tĩnh điện. Tín hiệu mà TV nhận được không đủ để thể hiện được các điểm ảnh chính xác. TV của bạn thật sự muốn hiển thị cho bạn một hình ảnh nên nó thể hiện phần còn lại của video mà không có các điểm ảnh xấu. Các điểm lạ này khó có thể xuất hiện dù đường truyền khá dài. Cũng có trường hợp là bạn sẽ hoàn toàn không thấy được tín hiệu nào cả.

Khái niệm về khác biệt chất lượng hình ảnh chỉ là khái niệm của thời còn dùng màn hình CRT công nghệ analog, chứ không đúng cho màn hình LCD digital thời nay. Các loại cáp kết nối không có nhiệm vụ tạo ra nhiệt độ màu khác nhau, thay đổi độ tương phản hay làm gì khác đối với chất lượng hình ảnh. Tất cả đều do nguồn phát và màn hình.

Ở điểm này, vài người trong số các bạn có thể cho rằng “điểm lốm đốm là nhiễu”. Không phải vậy, các điểm lốm đốm là trường hợp không truyền được tín hiệu và cần phải có một dây cáp HDMI mới. Nếu thấy đốm, bạn cần phải thay cáp khác.

Một lỗi khác có thể thấy là không bảo vệ được bản sao nội dung kỹ thuật số băng thông cao HDCP (high-bandwidth digital content protection), trường hợp này sẽ thấy hình ảnh bị tuyết hoàn toàn, hay hình ảnh chập chờn. Trường hợp này khó xảy ra vì công nghệ TMDS thường bị lỗi hơn là kênh HDCP yêu cầu trao đổi tín hiệu “bắt tay”.

Âm thanh

Nhiều hãng sản xuất tuyên bố rằng cáp HDMI của họ cho ra âm thanh tốt hơn các loại cáp HDMI khác. Có hãng thậm chí cho rằng, đó là vì cáp của họ không có tính năng sửa lỗi trên phần âm thanh và có thể truyền được hết tất cả dữ liệu.

Trước tiên, điều này không đúng. Âm thanh truyền qua cáp HDMI thật sự có tính năng sửa lỗi nhiều hơn tín hiệu video. Nhưng dù không phải như vậy, điều trên vẫn hoàn toàn vô lý. Hãng Dolby có tính năng sửa lỗi rộng rãi tích hợp trong bộ mã hóa (codec) của hãng.

Nói một cách khác, nếu bạn truyền luồng bit Dolby Digital Plus, TrueHD, hay bất kỳ luồng bit nào từ đầu đĩa Blu-ray, dữ liệu truyền vào bộ DAC chuyển đổi kỹ thuật số sang tương tự trong đầu nhận của bạn đều giống nhau từng bit như trên đĩa. Công nghệ DTS (Digital Theater System) cũng vận hành theo cách tương tự như thế. Đắt hay rẻ không phải do cáp khi nói về truyền tín hiệu Dolby hay DTS.

1-jpg-1351152853-1351152858_500x0.jpg
Cáp HDMI cho phép truyền cả tín hiệu hình ảnh lẫn âm thanh.

Nếu cáp bị lỗi hay nếu có trục trặc gì làm mất tín hiệu giữa đầu phát và đầu thu, các bộ giải mã đều được thiết kế để làm câm thay vì phát lớn dữ liệu phải truyền. Không có hiện tượng nào gọi là hiện tượng “nổi đốm” âm thanh. Thay vào đó, bạn sẽ hoàn toàn mất âm thanh. Do đó, nếu bạn bị mất âm thanh, có thể đó là do cáp HDMI.

Nhưng nếu bạn không bị vấn đề về video, trục trặc có thể nằm ở chỗ khác. Nếu phần âm thanh không bị làm câm, thì chừng nào bạn còn phát ra một codec âm thanh, bạn có được chính xác những gì có trên đĩa.

Nếu phát đĩa CD trên đầu máy Blu-ray, thông tin đầu ra là PCM đến đầu nhận. Dữ liệu này được đóng gói, giống như phần còn lại của tín hiệu âm thanh và video. Và như vậy, dữ liệu này đã được sửa lỗi. Tuy nhiên, có khả năng sẽ xảy ra hiện tượng bị méo âm (jitter) nhiều hơn so với kết nối cáp quang hay đồng trục.

Nhiều hãng sản xuất trang thiết bị âm thanh cho biết, bộ chuyển đổi DAC trong đầu nhận có ảnh hưởng nhiều hơn đối với âm thanh hơn là hiện tượng méo âm trong khi truyền. Hãy nhớ là bộ DAC ít ảnh hưởng lên âm thanh hơn bộ khuếch âm, loa và dứt khoát ít hơn so với chính căn phòng.

Hiện tượng méo âm không tách khỏi quá trình truyền HDMI được. Cáp không có ảnh hưởng gì đối với âm thanh.

Cách truyền phù hợp

Điều kiện chính vẫn là “nếu tín hiệu được truyền đến đó”. Nếu dây cáp ngắn cỡ vài mét, loại cáp HDMI rẻ tiền nhất vẫn dùng được hoàn hảo. Nếu cần dùng dây dài hơn, không phải loại cáp HDMI dài nào cũng có thể xử lý được dữ liệu. Bạn có thể gặp trục trặc ở đầu phát và đầu thu ở nguồn phát và màn hình, cộng thêm các bộ lặp trong cả dàn. Dài ở đây có nghĩa là 15 mét trở lên.

Nếu cần dùng cáp HDMI dài, tốt nhất là bạn nên “đi” âm tường. Quan trọng là phải thử cáp trước khi lắp đặt. Nên mua loại cáp rẻ tiền nhất dùng được trong trường hợp này, vì cáp dùng được với thiết bị hiện thời không hẳn sẽ dùng được với thiết bị trong tương lai của bạn.

Một số điều cần biết về cáp

Với mục đích dùng trong nhà, hiện chỉ có 4 loại cáp HDMI cơ bản: Cáp tốc độ chuẩn loại 1, cáp tốc độ chuẩn loại 1 với chuẩn Ethernet, cáp tốc độ cao loại 2 và cáp tốc độ cao loại 2 với chuẩn Ethernet.

Cáp tốc độ chuẩn được định mức truyền nội dung có độ phân giải đến 1080i. Nhiều loại cáp tốc độ chuẩn có thể xử lý nội dung có độ phân giải 1080p. Cáp tốc độ cao có thể xử lý tốt trên mức 1080p và có thể lên đến độ phân giải 4K, gồm cả 3D.

Dù bạn mua đúng loại cáp, càng rẻ càng tốt, cũng chẳng có khác biệt về giá đủ để biện minh cho việc không mua cáp tốc độ cao. Bất kỳ loại cáp tốc độ cao nào cũng dùng được cho mục đích trình chiếu 3D và ARC (Audio Return Channel).

Khi các hãng sản xuất nói rằng cáp của họ “dành cho 240Hz”, họ đang “nói quá”. Quá trình chuyển đổi lên 120Hz hay 240Hz được thực hiện bên trong TV. Không có loại tín hiệu nào là tín hiệu 120Hz hay 240Hz cả. Nội dung Blu-ray có độ phân giải 1080p tốc độ 24 khung hình/giây, nhưng đầu máy của bạn có thể chuyển đổi nội dung này lên 1080p tốc độ 60 khung hình/giây. Đây là nguồn không phải từ máy tính có băng thông cao nhất mà bạn có thể có, và ngay cả khi nó chỉ có tần số 60Hz (Tham khảo bài viết Tìm hiểu tần số quét trên TV để biết thêm thông tin).

Loại cáp đắt tiền có thể bền hơn, vỏ dầy hơn, đầu nối chắc chắn hơn và có độ chịu đựng cao hơn. Chọn hay không là do bạn. Đa số người dùng nhận thấy các đầu cắm cồng kềnh của nhiều loại cáp HDMI “cao cấp” rất khó chịu, hoặc bị lòng thòng hoặc kéo căng đầu nối có thể gây trục trặc về lâu dài.

Kết luận

Không phải tất cả các loại cáp HDMI đều giống nhau. Chất lượng sản xuất khác nhau có thể có chút ảnh hưởng đối với khả năng truyền tín hiệu qua khoảng cách xa (15m trở lên). Cáp được làm tốt hơn có thể dùng được lâu hơn - “được làm tốt hơn” không nhất thiết có nghĩa là đắt tiền hơn.

Dù sao đi nữa, tuyệt đối không có khác biệt về chất lượng hình ảnh hay âm thanh giữa loại cáp rẻ tiền và loại cáp “nghìn đô”.

Nhu cầu thông thường chỉ cần loại cáp HDMI dài vài mét để nối đầu đĩa Blu-ray và hộp tín hiệu cáp/vệ tinh với TV. Với khoảng cách ngắn này, ngay cả các loại cáp HDMI rẻ tiền nhất cũng dùng được, nghĩa là bạn sẽ có được hình ảnh và âm thanh hoàn hảo. Ngay cả với khoảng cách xa, hầu hết các loại cáp rẻ tiền cũng dùng được. Đừng để người bán hàng “dụ” mua loại cáp HDMI giá cao ngất ngưởng để dùng được với TV 240Hz mới mua của bạn, hãy lịch sự từ chối và hãy tự tìm mua loại rẻ tiền.

Các tin khác

Khách hàng mới trong ngày

Tư vấn


Linh Kiện Laptop

Thống kê truy cập