Sửa Chữa Laptop
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more
Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more
Những cách làm sau dường như rất đơn giản và phổ biến, đến mức “ai cũng biết và tất nhiên rồi”, nhưng không phải ai cũng nghiêm túc áp dụng để tránh xa mọi rủi ro bị lừa đảo hay mã độc tấn công.
Đừng mở chúng. Các email này thường có ngôn ngữ dụ dỗ mọi người mở phần file đính kèm ra để đọc. Các file này có thể chứa mã độc tự động tải vào máy tính. Nguyên tắc đơn giản: nếu không biết người gửi, đừng mở file đính kém.
Nguyên tắc tương tự được áp dụng với những đường liên kết (link) trong các email đến từ những người không quen biết. Cũng như với các file đính kèm, scammer luôn tìm cách thuyết phục ngưiờ dùng tải mã độc về hệ thống. Click vào đường link có thể đưa người dùng đến một website mã độc. Vì thế, nếu không biết người gửi hoặc không tin tưởng đường link, đừng click vào nó.
Hacker thường cố gắng thuyết phục người dùng mở file đính kèm, click vào đường link hoặc khai thông tin cá nhân qua những email trông rất giống như email của các tổ chức đáng tin cậy, như ngân hàng, cơ quan chính hpủ hoặc hãng bán lẻ trực tuyến. Người dùng không nên click vào bất kỳ link hay gửi bất kỳ thông tin nào, trừ phi hoàn toàn tin tưởng những email đó hợp pháp. Người dùng cũng không nên chạy con trỏ qua đường link để xem nó thực sự sẽ đến đâu.
Người dùng cần có thói quen quét virus cho tất cả các file đính kèm trước khi mở chúng. Làm như thế có thể tránh cho họ rất nhiều cơn đau đầu, không chỉ cho người dùng mà còn cho những người trong danh bạ của họ. Thường mã độc trong file đính kèm sẽ thâm nhập vào hệ thống và lây lan qua các email được chủ nhân gửi đi cho những người trong sổ địa chỉ.
Người dùng và doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống máy tính đã có các biện pháp bảo vệ toàn diện. Theo các hãng bảo mật, có 2 điều cần xem xét khi lựa chọn giải pháp chống virus. Đầu tiên, người dùng phải có biện pháp bảo vệ email dò được cả virus và spam, bao gồm cả những virus mới chưa từng có. Thứ hai, giải pháp đó phải cập nhật. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên quét toàn bộ hệ thống.
Chuyển tiếp spam chỉ giúp lây lan virus có thể ẩn chứa trong chúng, khiến các bạn bè của bạn và người khác gặp rủi ro. Nó cũng mất thừoi gian và tốn băng thông.
Hầu hết mạng xã hội, bao gồm cả Facebook và Google+, cung cấp cho người dùng email và dịch vụ tin nhắn riêng. Nếu người dùng chấp nhận file qua các mạng xã hội này, họ cần đảm bảo đã quét virus đầy đủ trước khi mở chúng.
Người dùng không bao giờ nên chia sẻ thông tin cá nhân, vì chúng có thể được sử dụng trong các mưu đồ lừa đảo phishing. Nhiều khi, thông tin có thể bị lộ khi trả lời những email yêu cầu xác nhận tài khoản, hay đăng nhập tài khoản ở những máy tính không an toàn.
Người dùng muốn những kẻ phạm tội ảo gặp khó khăn khi cố tình đột nhập vào tài khoản email cần dùng mật khẩu mạnh. Nếu hacker không thể đột nhập vào tài khoản người dùng, chúng không thể có địa chỉ, thông tin cá nhân hay các dữ liệu cá nhân khác.
Adapter
Keyboard
Battery
LCD
Mainboard
Ram
Quạt
Bộ Giải Nhiệt
Cable
Bản Lề