sua laptop sua laptop

Hotline: 1900 8909

Nhanh chóng - Uy tín - Tận tâm - ĐC: 79/38 Trần Văn Đang, P.9, Q.3, Tp HCM

Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp

Sửa Chữa Laptop

Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more

Sửa Chữa - Bào Trì Máy Tính

Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more

Phục Hồi Dữ Liệu

Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more

Dieu can biet ve gian khoan tq xam pham chu quyen viet nam - Điều cần biết về giàn khoan TQ xâm phạm chủ quyền Việt Nam | LaptopDrCare.com

Kiến thức tin học

Điều cần biết về giàn khoan TQ xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Giải thích các thuật ngữ để hiểu rõ hơn Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền Việt Nam khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam như thế nào?

Từ ngày 2/5, Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam cùng cả trăm tàu, trong đó có cả tàu quân sự theo hộ tống. Đồng thời, Trung Quốc ra lệnh cấm mọi tàu bè đi lại quanh khu vực này từ thời điểm đó cho đến giữa tháng 8/2014.

Hành động ngang ngược của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế - Luật Biển và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông. Những thuật ngữ được giải thích dưới đây sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề này.


Giàn khoan Hải Dương 981 vẫn hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam

UNCLOS là gì?

UNCLOS là từ viết tắt của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực ngày 16/11/1994 với 160 nước tham gia, trong đó có Trung Quốc.

Những điều khoản quan trọng nhất của UNCLOS quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học và dàn xếp các tranh chấp. Nói ngắn gọn, UNCLOS quy định quyền đối với vùng nước phát sinh theo quyền đối với đất, đảo.

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143 ở biển Đông đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) vì khu vực này nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nơi Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được xác định như thế nào?

Vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật BiểnTheo quy định của UNCLOS, vùng đặc quyền kinh tế được xác định rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (baseline). Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên.

Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá dù khai thác dầu mỏ cũng đã trở thành một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển.

Vị trí đặt giàn khoan Hải Dương ngày 2/5/2014 cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.
Ngày 27/ 5, Trung Quốc di chuyển giàn khoan về hướng đông bắc đến vị trị mới. 10 sáng ngày 27/5, giàn khoan được neo cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía đông đông nam, cách vị trí cũ 23 hải lý về phía đông đông bắc và cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Tại vị trí này Trung Quốc sẽ bắt đầu thăm dò giai đoạn II.

Như vậy, dù dã di chuyển nhưng giàn khoan Hải Dương 981 vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tại sao lý lẽ "giàn khoan Hải Dương cách đảo Tri Tôn 17 hải lý, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý" của Trung Quốc là ngụy biện?

Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa là bãi cạn rất nhỏ bé, nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống của con người và đương nhiên không thể có đời sống kinh tế riêng. Theo công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển, một đảo nhỏ như vậy không thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng nước kề cận.

Các bản đồ cổ của Việt Nam và tài liệu của phương Tây đều xác nhận về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn trong tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc đều xác định cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ngoài Hải Nam, Trung Quốc không có bất cứ đảo nào khác ở biển Đông. Và sự chiếm đóng hiện nay của Trung Quốc chỉ là kết quả của việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp đối với quần đảo này của Việt Nam từ năm 1974.

Vì vậy, cách Trung Quốc giải thích giàn khoan Hải Dương hoạt động hợp pháp là hết sức phi lý và vô nghĩa.

Quyền tài phán là gì?

Trong pháp luật quốc tế, có hai loại quyền tài phán: theo lãnh thổ và theo quốc tịch.

Quyền tài phán theo lãnh thổ là quyền tài phán được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình, nhà nước thực hiện quyền tài phán đầy đủ trừ những trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế. Nhà nước thực hiện quyền tài phán hạn chế và có mục đích trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
Quyền tài phán theo quốc tịch do nhà nước thực hiện đối với công dân của mình ngoài phạm vi lãnh thổ của mình nhưng không thuộc lãnh thổ của nước khác (biển cả, châu Nam Cực, khoảng không vũ trụ...).

DOC là gì?

DOC là từ viết tắt của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông - văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4/11/2002 tại Phnom Penh (Cambodia) với một loạt cam kết quan trọng. Trong đó, các bên ký DOC cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định; kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở.

COC là gì?

COC là từ viết tắt của Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Nếu được ký kết, nó sẽ thay thế cho Tuyên bố về cách ứng xử (DOC) của các bên ở biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Tuy nhiên, từ hơn chục năm nay, COC rơi vào bế tắc khi Trung Quốc từ chối ký vào Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc cho các hành động trên biển Đông này. Nói đúng hơn, Trung Quốc không muốn bị một bộ Quy tắc ứng xử như vậy trói buộc và hạn chế hành động trên biển Đông.

Tại sao tranh chấp trên biển Đông bế tắc?

Tranh chấp trên biển Đông hiện nay bị rơi vào bế tắc vì các bên không thể khởi kiện nhau ra một cơ quan tài phán quốc tế. Trong các văn kiện quốc tế, Trung Quốc chưa đưa ra một tuyên bố hay chưa ký một thỏa thuận nào để công nhận thẩm quyền của tòa án hay trọng tài liên quan. Do vậy, mặc dù tranh chấp trên biển Đông rất căng thẳng nhưng các nước không thể nhờ tòa án hay trọng tài giải quyết.

Nhưng tại sao Philippines vẫn kiện Trung Quốc?

Đường chín đoạn của Trung Quốc nuốt trọn 75% biển Đông (màu đỏ); bất chấp vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc

Nhiều tranh chấp liên quan đến biển Đông là quá phức tạp để cho phép có những giải pháp đơn giản. Trên nguyên tắc, đàm phán - dù là đa phương hay song phương - tất nhiên vẫn là ưu tiên. Nhưng rõ ràng là đàm phán có những hạn chế của nó. Nhiều nhà quan sát đã gợi ý các nước có thể giải quyết vấn đề bằng cách đồng thuận cùng nhau phát triển các nguồn tài nguyên quý giá dưới đáy biển. Song ý tưởng này nói dễ hơn làm, đặc biệt bởi sự bất đồng sâu sắc và thiếu tin tưởng xuất phát từ những tuyên bố chủ quyền phi lý từ Trung Quốc.

Trước hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc, trong khi Mỹ sẽ không can thiệp quân sự trừ phi có hành động chiến tranh, Philippines chỉ còn một con đường là theo đuổi pháp lý.

Tháng 1/2013, Philippines đã lần đầu tiên nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế để phán xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Đến 30/3/2014, Philippines đệ trình bộ hồ sơ chi tiết qua mạng tới tòa ở Hague (Hà Lan) gồm 10 quyển với gần 4.000 trang tài liệu nêu chi tiết các lập luận và chứng cứ phản bác đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc trên biển Đông.

Tại sao Philippines kiện Trung Quốc ở tòa trọng tài quốc tế mà không phải tòa án quốc tế?

Theo điều 287, khoản 1 của Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), để giải quyết tranh chấp liên quan đến lý giải hoặc áp dụng UNCLOS, mỗi nước thành viên có quyền chọn một hoặc các công cụ sau: Tòa án biển quốc tế theo qui định tại Phụ lục VI (Trụ sở tại Hamburg, Đức); Tòa án quốc tế (tại Hague, Hà Lan); Hội đồng trọng tài được thành lập theo phụ lục VII và Hội đồng trọng tài được thành lập đặc biệt theo phụ lục VIII (đều tại Hague, Hà Lan).

Philippines cho biết nước này chọn phương án đệ đơn ra toà trọng tài theo phụ lục VII bởi vì tin rằng đây là cơ quan thích hợp để nghe các khiếu nại của Philippines về Trung Quốc.

Tổng thống Aquino cũng nhận thấy Hội đồng trọng tài quốc tế có thể không đủ thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử, nhưng ít nhất vụ kiện cũng cho thấy Philippines đã đưa ra một quyết định đúng và điều này làm tăng vị trí của Philippines trên trường quốc tế; chủ động tự bảo vệ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực.

Là thành viên Liên Hợp Quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp với một nước thành viên Liên Hợp Quốc khác một cách hòa bình. Philippines đã chính thức yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng một Hội đồng Trọng tài theo qui chế của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc có thể từ chối, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa là từ chối một cách giải quyết hòa bình.

Cho đến khi Trung Quốc vẫn từ chối cách này, thì Trung Quốc vẫn không có lý do gì để can thiệp vũ lực chống Philippines.

Phản ứng của Trung Quốc?

Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) "Bắc Kinh có vẻ cho rằng không bao giờ có thể xảy ra".

Sau khi Philippines nộp hồ sơ kiện, Trung Quốc đã tuyên bố cực lực phản đối, không tham gia vụ kiện quốc tế này, và liên tục gây sức ép, kể cả việc đưa ra những mồi nhử kinh tế buộc Manila từ bỏ vụ kiện.

Bắc Kinh đã chào mời những ưu đãi lớn nếu Manila chịu bỏ vụ kiện, trong đó có cả các lợi ích thương mại và việc hai bên cùng rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborough, là nơi mà Trung Quốc đã chiếm đóng kể từ tháng 4/2012, nhưng Philippines đã không bận tâm.

Bài học nào cho Việt Nam?

Để giải quyết vấn đề Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, chúng ta có ba cách, gồm chính trị, ngoại giao và pháp lý. Trong trường hợp chính trị và ngoại giao bế tắc, con đường đấu tranh pháp lý sẽ được áp dụng để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg mới đây nêu rõ: Việt Nam đã và sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình bằng biện pháp hòa bình, vì độc lập, chủ quyền của tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này.

Chính quyền Trung Quốc dù sao cũng không muốn bị kiện cho nên, cũng như với Philippines, nước này đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, theo phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bên lề Đối thoại Shangri-la.

Như giáo sư Jerome A. Cohen, đồng giám đốc Viện Luật châu Á-Mỹ thuộc trường Luật, Đại học New York nhận định, hành động của Trung Quốc ở biển Đông đã buộc các nước láng giềng không còn cách nào tốt hơn là kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế để giải quyết khủng hoảng luật Biển.

Các tin khác

Khách hàng mới trong ngày

Tư vấn


Linh Kiện Laptop

Thống kê truy cập