sua laptop sua laptop

Hotline: 1900 8909

Nhanh chóng - Uy tín - Tận tâm - ĐC: 79/38 Trần Văn Đang, P.9, Q.3, Tp HCM

Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp
Dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp

Sửa Chữa Laptop

Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more

Sửa Chữa - Bào Trì Máy Tính

Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more

Phục Hồi Dữ Liệu

Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more

Vn cu vao web khieu dam la dinh ma doc - Việt Nam: Cứ vào web khiêu dâm là dính mã độc | LaptopDrCare.com

Kiến thức tin học

Việt Nam: Cứ vào web khiêu dâm là dính mã độc

Tại Việt Nam, hơn 90% máy tính truy cập vào các trang web khiêu dâm hoặc mua đĩa DVD lậu đều dính malware mà người dùng không hề hay biết.

Ông Pierre Noel, trưởng bộ phận tư vấn An toàn thông tin khu vực châu Á của Microsoft nhận định, tại Việt Nam, hơn 90% máy tính truy cập vào các trang web khiêu dâm hoặc mua đĩa DVD lậu đều dính malware mà người dùng không hề hay biết.

Việt Nam: Cứ vào web khiêu dâm là dính mã độc, Công nghệ thông tin, Web khieu dam, ma doc, vao web khieu dam la dinh ma doc, may tinh dinh ma doc, trang web den, cong nghe, cong nghe thong tin, an ninh mang, malware, may tinh, laptop, bao

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại Tọa đàm về An toàn thông tin số

Những mã độc này sẽ khiến máy tính thường xuyên hiển thị pop-up quảng cáo, bị hacker theo dõi và đánh cắp thông tin, hoặc tệ hơn là "gia nhập" mạng lưới botnet của tin tặc. Ngoài nguy cơ đến từ các trang web chuyên đăng tải clip sex và ảnh "mát mẻ" thì người dùng Việt Nam còn dễ sập bẫy từ những lời quảng cáo "quá hấp dẫn" về tải phần mềm miễn phí.

"Đứng đầu trong Top 10 họ malware nguy hiểm nhất là keygen, một dạng phần mềm tuyên bố cung cấp "key" miễn phí để người dùng có thể "bẻ khóa" các phần mềm phổ biến như Adobe Photoshop, Windows, phần mềm bảo mật... và dùng miễn phí. Tuy nhiên, khi người dùng download các keygen này về máy thì họ cũng nhiễm luôn mã độc", ông Noel chia sẻ trong cuộc Tọa đàm về An toàn Thông tin số diễn ra sáng nay tại Bộ Thông tin & Truyền thông . Theo cuộc khảo sát về bảo mật do Microsoft tiến hành, keygen được phát hiện trên 27% số máy tính tại Việt Nam trong năm 2012.

Ngoài ra, báo cáo cũng nhận thấy nguy cơ phổ biến nhất tại Việt Nam là những phần mềm không mong muốn, chiếm tới 54% máy tính. Nguy cơ cao thứ 2, thứ 3 là các mã độc cửa sau (trojan) và sâu/virus máy tính (worm) ảnh hưởng lần lượt đến 41,3 % máy và 30,1% máy tính khảo sát.

"An toàn thông tin đang là vấn đề sống còn, cấp thiết, rất được Chính phủ Việt Nam quan tâm", Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng khẳng định trong cuộc Tọa đàm. Năm 2010, Chính phủ đã thông qua Quy hoạch phát triển ATTT số đến năm 2020, còn hiện tại, Bộ TT&TT đang tích cực xây dựng và hoàn thiện luật An toàn thông tin số để có thể trình Chính Phủ vào cuối năm nay. Nếu được Quốc hội thông qua vào năm sau, Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2015, tạo hành lang pháp lý cấp cao cho các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin tại Việt nam.

Còn theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm VNCERT (Bộ TT&TT) thì số lượng các vụ tấn công mạng tại Việt Nam ngày càng nhiều, có những thời điểm "rộ lên" như tháng 9/2012, khi đồng loạt nhiều nguy cơ như Trojan, malware, virus, thư rác... đều tăng vọt về số lượng.

Trước đó, một nghiên cứu toàn cầu do IDC tiến hành tiết lộ, nguy cơ lây nhiễm từ các mã độc không lường trước chiếm tới 33% với người dùng cá nhân và 30% doanh nghiệp. Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để khắc phục hậu quả của mã độc được dự đoán lên tới 114 tỷ USD trên toàn cầu trong năm 2013, trong khi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự báo sẽ đạt 39 tỷ USD. Người tiêu dùng cũng là đối tượng bị mã độc tấn công. Theo nghiên cứu IDC, khách hàng trên toàn cầu dành khoảng 1,5 tỷ giờ và 22 tỷ Đô la Mỹ để xác định, sửa chữa và phục hồi dữ liệu.

Theo Y Lam (Vietnamnet)

Các tin khác

Khách hàng mới trong ngày

Tư vấn


Linh Kiện Laptop

Thống kê truy cập