Sửa Chữa Laptop
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Cùng với số lượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi chuyên về laptop được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc ở các hãng laptop nổi tiếng như IBM, HP, Dell,...... more
Chuyên sửa chữa những lỗi thường gặp của máy tính để bàn, máy laptop xách tay...Khắc phục và sữa chữa mọi sự cố của máy tính.Đáp ứng mọi lúc khách hàng yêu cầu.Cài đặt Windows và nhiều phần mềm khác... ... more
Mạnh Tú với đầy đủ trang thiết bị cho phòng Labs, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chúng tôi chuyên phục hồi dữ liệu trên máy tính cá nhân, Laptop, ổ cứng di động, usb, sd card, PDA’s, smart phone (android OS)… ... more
Theo Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số VTĐ, nếu các tổ chức, cá nhân gửi email, SMS quảng cáo khi chưa nhận được sự đồng ý của người nhận sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Mức phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng cũng được dành cho các hành vi gửi email, SMS quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ TT&TT hay che dấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi email, SMS.
Các tổ chức, cá nhân gửi email, SMS quảng cáo khi chưa nhận được sự đồng ý của người nhận sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số VTĐ cũng quy định các mức phạt đối với các hành vi vi phạm về email, SMS quảng cáo khác như mức phạt tiền 10 - 20 triệu đồng nếu như các cá nhân, tổ chức gửi quá 1 email/SMS có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ email/thuê bao trong vòng 24 giờ hoặc gửi SMS quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ hàng ngày mà không có thỏa thuận khác với người nhận.
Bên cạnh đó, số tiền phạt tối đa 5 triệu đồng sẽ được áp dụng nếu email/SMS quảng cáo không có phần nhận thông tin cho phép người nhận từ chối hay không chấm dứt việc gửi email/SMS quảng cáo hay cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người dùng; mức phạt sẽ lên tối đa đến 10 triệu đồng nếu cá nhân, tổ chức không lưu lại thông tin đăng ký nhận, thông tin yêu cầu từ chối, thông tin xác nhận yêu cầu từ chối email/SMS quảng cáo trong thời gian 60 ngày.
Cuối cùng, các hành vi bao gồm cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet có máy chủ dịch vụ gửi tin nhắn không đặt tại Việt Nam; không cung cấp công cụ tiếp nhận thông báo tin nhắn rác từ người sử dụng, công cụ đăng ký nhận và từ chối tin nhắn quảng cáo theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; không triển khai hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác tối thiểu có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo nguồn gửi và từ khóa trong nội dung tin nhắn gửi hoặc không cho phép doanh nghiệp đã được cấp mã số quản lý kết nối kỹ thuật với hệ thống của mình để cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn hoặc dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn sẽ bị phạt từ 50 triệu đến 70 triệu đồng.
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số VTĐ dự kiến sẽ được trình Chính phủ vào giữa tháng 3/2013 và có quyết định thực hiện từ tháng 7/2013.
Trước đó, liên quan tới vấn đề quản lý SMS, email quảng cáo, khi Nghị định 77/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác được Chính phủ ban hành đầu tháng 10/2012 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013), nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung đã băn khoăn với quy định “cá nhân, tổ chức chỉ được phép gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận”. Cụ thể, theo đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung qua tin nhắn, khái niệm thế nào là “sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận” phải được làm rõ, bởi vì nếu khách hàng sử dụng một dịch vụ cách đây 1 tháng nhưng hiện đã ngừng sử dụng, và nếu doanh nghiệp tiếp tục nhắn tin quảng cáo dịch vụ đó tới khách hàng thì có vi phạm Nghị định 77/2012/NĐ-CP hay không. Tương tự, một doanh nghiệp có thể đưa ra hàng trăm dịch vụ, nếu khách hàng chỉ sử dụng một dịch vụ thì có được coi như đã đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo của các dịch vụ khác không. Đồng thời, người dùng đăng ký từ chối nhận quảng cáo một dịch vụ thì có nên hiểu là họ từ chối quảng cáo tất cả những dịch vụ còn lại do doanh nghiệp nội dung này cung cấp không.
Tuy nhiên, gần 1 tháng sau khi Nghị định 77 có hiệu lực, hiện vẫn chưa có bất kì một thông tư hướng dẫn các đơn vị, tổ chức về vấn đề này.
Vì thế, khi triển khai quy định mới về quản lý tin nhắn quảng cáo, lần đầu tiên MobiFone đã đưa ra mô hình tặng tiền cho khách hàng nhận SMS quảng cáo diễn ra từ 18/12/2012 - 31/3/2013. Khi tham gia chương trình, khách hàng sẽ được tặng tổng cộng 45.000 đồng chia làm 3 kỳ trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) vừa yêu cầu MobiFone dừng ngay chương trình khuyến mại này vì có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý khuyến mại.
Theo Nguyễn Khiêm (Ictnew)
Adapter
Keyboard
Battery
LCD
Mainboard
Ram
Quạt
Bộ Giải Nhiệt
Cable
Bản Lề